Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy 2013 là năm thứ hai
liên tiếp cả nước xuất siêu, song chỉ đạt 10 triệu USD, thấp hơn nhiều
so với con số được Tổng cục Thống kê ước tính trước đó.
Khu
vực doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ xuất siêu 6,5 tỷ USD,
so với 14 tỷ USD trước đó, trong khi khu vực trong nước nhập siêu 6,49
tỷ USD, chỉ bằng một nửa số ước tính của cơ quan Thống kê.
Đơn vị: tỷ USD. Nguồn: Tổng cục Hải quan
|
Tổng
kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 132,135 tỷ USD, tăng 15% so với cùng
kỳ năm trước. Động lực chính thúc đẩy xuất khẩu là doanh nghiệp FDI khi
chiếm tới 62% tổng kim ngạch cả nước (gần 61 tỷ USD. So với cùng kỳ năm
ngoái, kim ngạch xuất khẩu của khối này tăng 26%, chủ yếu ở nhóm hàng
điện thoại và linh kiện (hơn 21 tỷ USD) và dệt may (10,7 tỷ USD). Ngược
lại, khối doanh nghiệp trong nước mạnh về xuất khẩu dầu thô, thủy sản,
đồ gỗ...
Kim
ngạch nhập khẩu năm nay tăng cao hơn xuất khẩu (16%) nhưng quy mô vẫn
thấp hơn, đạt 132,125 tỷ USD. Do ngành công nghiệp phụ trợ yếu, ngành
công nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập
từ nước ngoài, bằng chứng là nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ
tùng lên tới 18,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu
vải 8,4 tỷ USD, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần
17,7 tỷ USD.
Tuy
nhiên, một số mặt hàng lại có kim ngạch nhập khẩu giảm như xe máy với
18.866 chiếc, giá trị 42 triệu USD, giảm 50% về lượng và 40% về giá trị
so với năm ngoái. Hiện nay, đa số xe máy Việt Nam đã được sản xuất trong
nước, cùng với đó là những chính sách hạn chế gia tăng loại phương tiện
nay (thuế, phí trước bạ) khiến nhu cầu nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm
xuống. Nhập khẩu phê liệu sắt thắp cũng giảm 12% về giá trị, đặc biệt
nhập khẩu xăng dầu giảm 22%.
Comments[ 0 ]
Post a Comment