Dịch
vụ đang trở thành lĩnh vực xuất khẩu mới đóng góp đáng kể vào kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả sẽ đem lại lợi
ích kinh tế lớn cho đất nước. Tuy nhiên, nếu trên thế giới, dịch vụ
chiếm tới trên 60% GDP toàn cầu, thì ở Việt Nam, dịch vụ chưa đạt tới
40% GDP.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì điều này cho thấy việc phát triển dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ tại Việt Nam còn sự bất cập.
Trong ngành dịch vụ du lịch chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Theo số liệu thống kê năm 2012 kim ngạch dịch vụ xuất khẩu đạt 9,4 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%,
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này vẫn còn thấp so, khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực.
Ở châu Á
và trên thế giới, cụ thể bình quân lượt khách tính trên 100 dân của
Việt Nam mới đạt khoảng 5 người, trong khi của của Lào là 15,4 người;
của châu Mỹ 14,8 người; còn của toàn thế giới là 10,9 người.
Theo
đánh giá của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, còn rất nhiều
nguyên nhân khiến sức cạnh tranh của dịch vụ du lịch tại Việt Nam còn
thấp, điều này được thể hiện ngay ở công tác xúc tiến thương mại, quảng
bá du lịch Việt Nam trong thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó TGĐ Hanoi RedTours cho biết, chúng ta còn nhiều hạn chế trong hoạt động xúc tiến du lịch. Trước hết là chúng ta có 1 ban chỉ đạo cấp quốc gia có nhiều kế hoạch phát triển du lịch tầm nhìn tương đối dài song rõ ràng nếu nói đây là một quy hoạch tổng thể ổn định thì chưa thật đúng.
“Đơn cử như slogan của du lịch Việt Nam nhiều khi còn thay đổi, trong khi đó các điểm nhấn của du lịch Việt Nam là gì vẫn chưa có sự thống nhất nhất quán dẫn đến sự xâu chuỗi, kết nối trong loại hình du lịch trở nên rời rạc, không gắn kết. Quốc gia nào cũng phải làm truyền thông, quốc gia cũng phải manketing vì vậy việc lên kế hoạch dài hạn và có lộ trình như thế nào thì chúng ta phải có một sự kết nối mang tính liên tục và kế thừa tuy nhiên đến nay chúng ta vẫn chưa làm được việc đó”, ông Hoan khẳng định.
Ngoài du
lịch, một số loại dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ
bảo hiểm chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng
1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,7%... Ngay cả đối với dịch vụ hàng
hải Việt Nam có lợi thế đường bờ biển dài trên 3.000 km, nhưng cũng chỉ
chiếm 13,4%.
Theo ý
kiến của các chuyên gia trong ngành, do không có quy hoạch tổng thể để
phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ nên có một số cơ sở dịch vụ chậm đưa
vào khai thác hoặc khai thác cầm chừng. Đây được coi là một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến ngành xuất khẩu dịch vụ còn gặp nhiều khó
khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Về vấn đề này, ông Hoan cho rằng, tài nguyên cho ngành dịch vụ rất tiềm năng nhưng chúng
ta vẫn chưa khai thác hết. Để thực hiện được điều này, trước hết, phải
có chính sách chung của Nhà nước cũng như chính sách cụ thể về quy hoạch
và phát triển ngành du lịch.
Bên cạnh
đó, cùng với chính sách quảng bá du lịch chúng ta phát triển hạ tầng.
Chúng ta đầu tư 1 “điểm đến”, rõ ràng “điểm đến” thì rất là tốt, điều
kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên rất tốt, rất nhiều các di sản
nhưng khách đến đo người ta có nhu cầu ăn ở đi lại thế thì rõ ràng chúng
ta cần phải đầu tư cho tương xứng,thứ nhất là hạ tầng khách sạn, khu
vui chơi giải trí, hạ tầng phương tiện xe cộ, năng lực vận chuyển của
điểm đến đó như thế nào.
Còn theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) nói: Rõ ràng
chúng ta thấy rằng hiện nay các dịch vụ có thể là đã tiến bộ hơn nhưng
cơ sở vật chất dành cho hoạt động xúc tiến thương mại còn là một điểm
yếu, nếu không nói là một điểm hất sức yếu của Việt Nam, chúng ta chỉ
cần so sánh với các nước ngay cạnh chúng ta chứ không cần phải xa xôi gì
thì rõ ràng hiện nay Việt Nam đang ở mức rất kém thì đây là một điểm
chúng ta cần khắc phục trong những năm tới.
Xét về
cơ cấu xuất, nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn là quốc gia nhập siêu. Năm
2010 VN đã nhập siêu khoảng 2,4 tỷ USD, năm 2011 là khoảng 3 tỷ USD. Nhập khẩu dịch vụ năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, tương ứng với mức nhập siêu 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.
PGS.TS Hà Văn Hội, Quyền chủ nhiệm khoa Kinh tế quốc tế (Trường Kinh tế– ĐH Quốc gia HN) cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng.
Nguyên
nhân từ phía các nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu là do việc quản lý chất
lượng dịch vụ còn yếu kém, thiếu hệ thống quản lý chất lượng tốt đáp ứng
về mặt thời gian và sự sẵn sàng của dịch vụ. Trong khi đó những nhà
cung cấp dịch vụ thì vẫn chưa nhiều, số lượng dịch vụ cung cấp còn thiếu
đa dạng.
Kỹ năng
tiếp thị và manketting chưa đủ để xây dựng uy tín và danh tiếng. Còn
nguyên nhân về phía các cơ quan quản lý thì tôi cho rằng, dịch vụ và
thương mại dịch vụ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Và hệ quả là những
dẫn đến những bất cập trong hệ thống quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng
và hỗ trợ kinh doanh. Chính sách và quy định trong nước chưa cởi mở và
chưa đủ nguồn nhân lực phù hợp cho sự phát triển các ngành dịch vụ có
tính cạnh tranh cao.
Có thể thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ
trên thị trường quốc tế, khu vực và trong nước là thách thức lớn nhất
đối với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp dịch vụ còn non trẻ của
Việt Nam.
Chính vì vậy để đảm bảo cho một
chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia thành công, trước tiên cần tập
trung vào khắc phục những điểm yếu chính của các công ty dịch vụ Việt
Nam, tiếp đó là xác định ra những dịch vụ có khả năng cạnh tranh nhất và
đề ra những biện pháp và chính sách phù hợp để phát triển xuất khẩu các
dịch vụ đó.
Theo: (InfoTV)
Suutam: toantid