Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng
ký sinh của loài
nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm
Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi
Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi
Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm
Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng
[2].
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa
gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát
thực tế khi thấy vào
mùa hè nấm
Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con
sâu (côn trùng), còn đến
mùa hè thì chúng trông giống một loài
thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt
[3].
Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu,
với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá,
đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 –
11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non
giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên
ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía
ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con
tằm,
có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình
que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ
gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai
và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Thành phần
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có
lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (
Al,
Si,
K,
Na
v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều
chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra
nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất
này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến
axít cordiceptic,
cordycepin,
adenosin,
hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA
(Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều
loại
vitamin
(trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin
A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin),
vitamin E, vitamin K...)
Comments[ 0 ]
Post a Comment