1.1 Dịch vụ giao nhận - Freight Forwarding Service
Theo
“Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA (Federation
Internationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) về dịch
vụ giao nhận”, DVGN là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa
cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hóa.
Theo
Luật Thương mại Việt Nam, DVGN là là hành vi thương mại, theo đó người
làm DVGN nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng
cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc
FORWARDER khác.
1.2 Người giao nhận (FORWARDER) - Forwarder / International Freight Forwarder
Chưa có một một định nghĩa chuẩn tắc của quốc tế về thuật ngữ
“FORWARDER hàng hóa quốc tế”. Ơ các nước khác nhau, người kinh doanh
DVGN được gọi tên khác nhau: ‘Đại lý Hải quan” (Customs House Agent),
“Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý gửi hàng và giao nhận”
(Shipping and Forwarding Agent), một vài trường hợp là “Người ủy thác
chuyên chở, tức Người Chuyên chở chính” (Principal Carrier),…
Theo
Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA thì, “FORWARDER là người lo toan để
hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích
của người ủy thác mà bản thân FORWARDER không phải là người vận tải,
FORWARDER cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải
quan,.v.v.”
Theo Luật Thương mại Việt Nam, người làm DVGN là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
2. Lịch sử hình thành và phát triển :
2.1 Thế giới:
DVGN
ra đời từ nhu cầu trao đổi của con người. Sự phát triển của DVGN gắn
liền với sự phát triển thương mại và khoa học kỹ thuật của thế giới.
Cuối
thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, với những phát kiến điạ lý, ra đời máy hơi
nước… nhiều quốc gia có nhiều đội thương thuyền phát triển mạnh.
Thế
kỷ 16, 17 trường phái Chủ Nghiã Trọng thương, Học thuyết Adam Smith
(1723-1790) được các quốc gia vận dụng triệt để, thương mại Âu - Á, Au -
Mỹ phát triển mạnh. Thuỵ Sỹ, Đức , Anh được xem là những cái nôi của
nghề giao nhận. Năm 1522, Hãng E. Vansai ra đời ở Badilay, Thuỵ Sỹ –
đây là hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới.
Những
năm đầu thế kỷ 20, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm lượng hàng
hóa trao đổi giữa các châu lục tăng cao. Các Liên Đoàn, Hiệp hội các
công ty giao nhận ở các quốc gia, châu lục ra đời. Đặc biệt là Hiệp Hội
Giao Nhận Quốc Tế - FIATA ra đời năm 1926.
2.2 Việt Nam:
Trước năm 1976, miền Nam đã có công ty giao nhận (trong và ngoài nước)
Từ 1960 trở về trước, ở Miền Bắc hầu hết do các đơn vị XNK tự đảm nhiệm
Sau 1976, hoạt động giao nhận tập trung ở Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Sau 1986, hoạt động giao nhận được phát triển mạnh mạnh mẽ với các công ty trong và nước ngoài.
18/11/1993, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFAS) được thành lập
Năm 1994, VIFAS trở thành hội viên chính thức của FIATA
3. Phạm vi dịch vụ của FORWARDER:
FORWARDER
có thể tư vấn hoặc thay thế cho người gửi hàng hay người nhận hàng thực
hiện mọi khâu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán:
3.1Tư vấn, cố vấn về:
- Đóng goí : Lựa chọn nguyên liệu để sử dụng
- Tuyến đường : Chọn hành trình và phương tiện vận chuyển
- Bảo hiểm : Loaị bảo hiểm cần cho hàng hóa
- Thủ tục hải quan: Khai báo hàng xuất nhập
- Chứng từ vận tải: Những chứng từ đi kèm
- Các quy định về thanh toán: Yêu cầu của ngân hàng
3.2 Thay mặt cho người gửi hàng / nhận hàng
4. Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của FORWARDER
4.1 Những căn cứ luật pháp luật về địa vị pháp lý của FORWARDER:
Ở một số nước có luật tập tục (Common law):
Địa
vị pháp lý của FORWARDER dựa trên khái niệm về đại lý. FORWARDER là đại
lý của người ủy thác (tức là người gửi hàng hoặc người nhận hàng) trong
việc thu xếp vận chuyển hàng hóa cho họ, và FORWARDER phụ thuộc vào
những quy tắc truyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán thực hiện
nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người ủy thác, phải tuân theo
những chỉ dẫn hợp lý và phải có khả năng tính toán cho tòan bộ quá trình
giao dịch. Mặt khác, FORWARDER được hưởng những quyền bảo vệ và giới
hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò đại lý.
Trong trường hợp, FORWARDER đảm nhiệm vai trò của một người ủy thác
(tức là bên chính – Principal), tự mình ký kết hợp đồng sử dụng những
người chuyên chở và các đại lý, thì FORWARDER không được hưởng những
quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm nói trên, FORWARDER phải chịu trách
nhiệm cho cả quá trình vận chuyển hàng hóa kể cả khi hàng hóa ở trong
tay người chuyên chở và các đại lý khác mà anh ta sử dụng.
Ở các nước có luật dân sự (Civil law):
Địa vị pháp lý của FORWARDER theo thể chế đại lý hưởng hoa hồng: họ vừa
là đại lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng), vừa
là người ủy thác (người chuyên chở hay đại lý khác). Như vậy, FORWARDER
có bổn phận của người đại lý và cũng có quyền hạn của một bên chính để
đòi hỏi thực hiện các hợp đồng FORWARDER ký kết để chuyên chở hàng của
khách hàng. Tuy nhiên, luật dân sự của mỗi quốc gia có những điểm khác
biệt, dẫn đến quyền và nghĩa vụ vủa FORWARDER quy định ở mỗi quốc gia
cũng có sự khác nhau.
Hiệp hội Giao nhận quốc tế – FIATA đã soạn thảo một mẫu Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng điều kiện cho ngành giao nhận của mình. Bản mẫu có một số điểm chính sau:
- FORWARDER phải thực hiện ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng
- FORWARDER
điều hành và lo liệu vận chuyển hang hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫn
của khách hàng và với cách thức thích hợp cho khách hàng
- FORWARDER
không đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền tự do chọn lựa
người ký hợp đồng phụ, có quyền quyết định sử dụng những phương tiện vận
tải và tuyến đường vận tải thông thường, có quyền cầm giữ hàng để đảm
bảo những khỏan nợ của khách hàng.
- FORWARDER
chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm bản thân và người làm công của mình,
không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cần
mẫn thích đáng cho việc lựa chọn bên thứ ba đó. Trong trường hợp,
FORWARDER là bên ủy thác, thì phải chịu thêm trách nhiệm về sai sót của
bên thứ ba.
4.2 Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của FORWARDER theo quy định của luật Việt Nam:
Theo quy định Điều 167, Luật Thương mại Việt Nam quy định:
- FORWARDER được hưởng tiền công và các khoản thu hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Trong
quá trình thực hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng
- Sau
khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng phải thông báo cho khách hàng biết để xin được chỉ dẫn thêm.
- Phải
thực hiện nghiã vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghiã vụ với khách hàng.
Khi FORWARDER là đại lý: sẽ phải chiụ trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiết sót như:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
- Chở hàng sai nơi đến quy định
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Chiụ
trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba trong hoạt động
của mình. Nhưng không cjhiụ trách nhiệm đối với những thiệt hại do người
thứ ba gây ra.
Khi FORWARDER là người chuyên chở:
- Chiụ trách nhiệm cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu
- Chiụ trách nhiệm về những thiệt hại do người thứ ba gây ra - là người, anh ta thuê để thực hiện hợp đồng với khách hàng
Điều 170, Luật Thương mại Việt Nam giới hạn trách nhiệm của FORWARDER:
- Trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng;
-
Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư
hỏng hoặc chậm giao hàng không phải lỗi của mình gây ra
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ.
- Người làm DVGN không phải chiụ trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Không nhận được thông báo khiếu nại trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng
+
Không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Trọng tài
hoặc toà án trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng.
Điều 169, Luật Thương mại Việt Nam quy định Người làm DVGN không chiụ trách nhiệm trong những trường hợp sau:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng goí và ghi ký mã hiệu không phù hợp
-Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
-...
5. Mối quan hệ giữa FORWARDER với các bên tham gia:
5.1 Chính phủ và các nhà quản lý đương cục:
@ Cơ quan cảng, sân bay, cửa khẩu
@ Hải quan
@ Bộ Y tế, Cơ quan kiểm dịch
@ Cơ quan giám định hàng hóa
@ Bộ Thương mại (Phòng Thương mại)
@ Các Bộ, ban ngành có liên quan khác
@ Các cơ quan lãnh sự
5.2 Các tổ chức ngọai thương: đóng vai trò là các chủ hàng đối với hãng tàu, đại lý vận tải và cảng.
5.3 Công ty bảo hiểm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận chuyển
5.4 Người chuyên chở hay các đại lý khác:
- Chủ tàu, người kinh doanh vận tải bộ, đường sắt, hàng không
- Người kinh doanh vận tải nội địa
- Người bốc xếp, tổ chức đóng gói, lưu kho
- Đại lý của FORWARDER, hay chi nhánh, đại diện của họ ở nước ngoài
5.5 Ngân hàng: thực hiện việc thanh tóan hợp đồng mua bán, cước phí
Comments[ 0 ]
Post a Comment