Mặc
dù kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng nông sản tăng mạnh sau quý 1,
nhưng chúng ta cũng chưa thể đưa ra một nhận định chắc chắn về những
thành công của ngành nông sản trong năm nay bởi nhiều yếu tố như biến
động về giá cả hay biến động tại các thị trường nhập khẩu.
Bên cạnh đó, những biện pháp bảo hộ phi thuế quan đối với các mặt hàng
nông sản mà các nước nhập khẩu sẽ là một rào cản lớn đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam, việc hầu hết hàng hóa được quản lý theo những
tiêu chuẩn kỹ thuật các nước nhập khẩu áp dụng sẽ là thách thức không
nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Các mặt hàng nông sản luôn là hàng hoá xuất khẩu chiến lược của Việt
Nam. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, các rào cản kỹ thuật cho các
sản phẩm thường xuyên bị áp dụng và ngày càng gia tăng. Đặc biệt là đối
với các thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Điều này cũng đã gây trở ngại
cho quá trình trao đổi thương mại của ngành.
Theo ông Nguyễn Hồng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Châu Mỹ (Bộ Công thương),
chịu tác động nhiều nhất thì chẳng hạn như là xem các danh sách mặt
hàng bị cảnh báo bị báo động và xem các nhóm hàng mà Việt Nam xuất khẩu
nhiều nhất thì có thể thấy là mặt hàng thủy sản, mặt hàng thức ăn, chẳng
hạn như thủy sản chúng ta hay bị nhiễm những cái như là kháng sinh,
hoặc là do quá trình lưu kho lưu bã quá lâu rồi mới chuyển qua thị
trường đó thì hay bị nhiểm khuẩn, hoặc trong quá trình chế biến cũng có
thể bị lây nhiễm, những mặt hàng này hiện là những mặt hàng bị tác đông
nhiều nhất với những cơ chế kiểm tra an toàn dư lượng thực phẩm.
Ngoài Hoa Kỳ, thì hiện nay mặt hàng thủy sản của nước ta đang phải đối
mặt với không ít khó khăn như việc tăng cường kiểm tra dư lượng chất oxy
hóa Ethoxyquen đối với mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường trường
Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu
đối với mặt hàng tôm vào các thị trường này.
Con ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, việc Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu
kiểm tra Ethoxyquin, một chất chống oxy hóa ở ngưỡng 1,01ppm là một mức
rất thấp. Ethoxyquin không phải là chất kháng sinh mà chỉ là chất oxy
hóa bình thường thôi cho nên Vasep đề nghị bộ nông nghiệp, các cơ quan
chính phủ phải có những thuyết phục để họ thấy được rằng những việc làm
của họ nó trái với thông lệ quốc tế để họ bỏ những cái rào cản đó đi.
Được biết, các vụ kiện chống bán phá giá, và gần đây nhất là đối với mặt
hàng tôm và các tra khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng khiến cho các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao kim
ngạch và giá trị cho hàng nông sản xuất khẩu. Theo các chuyên gia kinh
tế nhận định, để có thể vượt qua được các rào cản thương mại, việc nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là cạnh
tranh phi giá sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công của ngành
nông sản trong thời gian tới.
Theo ông Dương, DN phải nâng cao cơ sở giám sát kiểm tra lô hàng trước
khi rời khỏi kho bãi. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý nhà nước,
hiện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang có chương trình nhắm
nâng cao uy tín của hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo đó đã có những chương
trình hỗ trợ hoặc đào tạo, hoặc cảnh báo thông tin để các doanh nghiệp
biết và hạn chế những vấn để như khuẩn, hoặc nhiếm bệnh không đáng có,
để hạn chế bớt số lượng bị cảnh báo, như vậy thì uy tín của hàng Việt
Nam sẽ nâng cao hơn.
Có thể nói, việc tăng cường quản lý chất lượng hàng hoá theo các tiêu
chuẩn kỹ thuật đang là xu hướng chung của phần lớn các thị trường nhập
khẩu. Do đó, để có thể khai thác tốt những giá trị kinh tế từ các sản
phẩm nông sản xuất khẩu, các DN cần phải tìm kiếm và mở rộng thị trường
xuất khẩu mới.
Bên cạnh đó là việc đầu tư hơn nữa cho công tác quản lý, ứng dụng nhiều
hơn các tiêu chí kỹ thuật trong công tác sản xuất, chế biến, đồng thời
đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày một khắt khe của các
thị trường.
Comments[ 0 ]
Post a Comment