Ngày 28/03/2013 Tổng cục Đường bộ Việt Nam – Tổng cục CSQLHC về TTATXH
đã ban hành công văn liên ngành quy định về kiểm soát, xử lý hành vi vi
phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên
Quốc lộ 5 tại TP Hải Phòng.
Theo thông tư số 03/2011/TT-BGTVT (sửa đổi thông tư 07/2010), có 2 tiêu chuẩn để kiểm tra:
1/ Tính tổng trọng tải cả tổ hợp kéo và hàng (với xe Mỹ 2
cầu) < 44T, sau khi trừ đi trọng lượng của đầu kéo, mooc và
vỏ cont thông thường, lượng hàng tối đa được phép chở là
27.9T/40'DC và 30.2T/20'DC.
2/ Trường hợp không có điều
kiện cân được cả xe thì mới được phép tính tải trọng phân bổ
trên trục xe (với trạm cân di động lắp thử nghiệm trên đường 5
từ 1/4 thì có thể áp dụng cân theo trọng lượng phân bổ trên
trục xe). Với dàn xe 2 cầu thường có khoảng cách 2 trục xe
1m<d<1.3m thì tải trọng cho phép trên 1 cụm trục xe cho
phép <=16T (xe có 1 trục đơn và 2 cụm trục kép), sau khi trừ
đi trọng lượng mooc và vỏ cont và 1 phần trọng lượng đầu kéo
tác động lên cụm trục giữa thì dự đoán lượng hàng lớn nhất
được để trong cont là 23T/20"DC và 20T/40'DC với điều kiện hàng
phải được phân bổ đều trên các trục xe (điều này rất khó).
Việc cân tải trọng trục xe sẽ được cân trên trục xe chịu tải
lớn nhất nên phải trừ đi phần trọng lượng do xếp hàng không
đều. Thực tế vận chuyển cho thấy với hàng ghi trong B/l và
manifest có trọng lượng >20T phần lớn có trọng lượng thực
lớn hơn rất nhiều so với b/l.
Chế tài phạt:
- Phạt tiền từ 50usd tới 250usd
- Giữ giấy phép lái xe 30-60 ngày
- Buộc bị hạ tải tại chỗ.
Các đồng chí hết sức lưu ý về vấn đề “ hạ tải tại chỗ” đối với hàng
chuyển cảng ICD Gia Lâm hoặc Mỹ Đình. Hàng chuyển cảng cần giữ nguyên
cont / nguyên chì để khách hàng làm thủ tục Hải Quan tại Gia Lâm / Mỹ
Đình nên không thể “ hạ tải tại chỗ”
Vì vậy trước khi làm hàng,
các đồng chí cần thông báo cho khách hàng về vấn đề trên để tránh tình
trạng trọng lượng thực tế không đúng như khai báo trên vận đơn và
manifest hoặc trọng lượng quá tải cho phép.
Comments[ 0 ]
Post a Comment