Việt
Nam hiện có rất nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tuy
nhiên trên thực tế ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ ở Việt Nam đang
phát triển như thế nào? Xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam đã tương xứng với
tiềm năng hay chưa? Nhà nước đã có chính sách gì trong việc đẩy mạnh
phát triển ngành dịch vụ nhằm nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu?. Đây
cũng là nội dung chính trong cuộc trao đổi của phóng viên kênh InfoTV
với ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương.
* Xin ông cho biết những đánh giá của mình về bức tranh xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam một vài năm trở lại đây?
Ông Võ Trí Thành: Trên
thế giới, xuất khẩu dịch vụ, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 20% trên
tổng thương mại, con số này hơi thấp hơn so với thực tế vì thống kê về
thương mại dịch vụ là không dễ bởi thế giới trung bình GDP chiếm hơn 60%
và ngay cả đối với các nước đang phát triển thì con số này cũng đã
chiếm trên 50-60%, trong khi đó hiện nay lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam
chiếm chưa đến 40% GDP.
Hơn nữa, dòng thương mại dịch vụ của thế giới trung bình là 20% trong
khi đó ở Việt Nam mới chỉ đạt 10% so với tổng thương mại hàng hoá. Như
vậy là chúng ta cũng đã có bước tiến, nhất là sau khi gia nhập WTO với
mức tăng thương mại dịch vụ cũng khá nhanh, khoảng 11-13%, kể cả xuất
khẩu dịch vụ cũng vậy nhưng nếu nhìn cho đến thời điểm hiện nay kể cả
lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam còn thấp
hơn rất nhiều so với thế giới.
* Ông có đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu dịch vụ của
Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi VN gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO?
Ông Võ Trí Thành: Tiềm
năng về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam rất tiềm năng, khoảng cách giữa
vai trò khu vực dịch vụ từ 40% so với 60% xuất nhập khẩu dịch vụ Việt
Nam với dịch vụ thế giới so với tổng thương mại cũng là thấp, mới chỉ
trên 10%.
Việt Nam có dư địa rất lớn để Việt Nam có thể phát triển mạnh lĩnh vực
xuất khẩu dịch vụ. Với việc Việt Nam mở cửa hội nhập WTO cùng với nền
kinh tế phát triển cao hơn thì nhu cầu dịch vụ cũng sẽ gia tăng cao hơn.
Việt Nam rất có triển vọng về phát triển lĩnh vực này và các nước cũng
đánh giá rất cao tiềm năng của Việt Nam như lợi thế về địa lý kinh tế,
vị trí, đặc biệt là có nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Ngoài ra, cũng do nhu cầu phát triển, nếu nhìn vào tổng thể thì mức phát
triển của Việt Nam hiện đang thấp tuy nhiên so với mức trung bình của
các nước đang phát triển và của thế giới về dịch vụ, thương mại dịch vụ
và xuất khẩu dịch vụ nhưng Việt Nam lại có tiềm năng lớn.
* Như ông trao đổi thì xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam hiện vẫn còn
chưa tương xứng với tiềm năng, theo ông những nguyên nhân nào dẫn đến
tình trạng trên?
Ông Võ Trí Thành: Bản
thân chính sách ngành dịch vụ cũng chưa có mặt tốt, trong rất nhiều
trường hợp chúng ta nhìn dịch vụ như ngành chưa tách khỏi nền kinh tế
nói chung nên ứng xử của chính sách hiện vẫn chỉ xoay quanh ngành mà đôi
khi quên mất chuỗi giá trị lan toả.
Hiện nay, trong rất nhiều thống kê thì rất khó tách khỏi dịch vụ và sản
xuất. Hơn nữa, việc cạnh tranh, mở cửa cho ngành này dù Việt Nam gia
nhập WTO và mở cửa khá mạnh so với mức trung bình của các nước đang phát
triển, nhưng so với yêu cầu thì chúng ta vẫn phải rà soát lại. Tuy
nhiên dù thế nào thì chúng ta cũng phải mở cửa hơn vì sắp tới Việt Nam
sẽ ký nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (PPP), đàm phán Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam – EU... đòi hỏi chất lượng rất cao, trong đó mức độ mở về
dịch vụ của Việt Nam phải cao hơn nữa.
Đây vừa là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành dịch vụ xuất khẩu nhưng
đồng thời cũng là thách thức lớn trong vấn đề cạnh tranh, dù thế nào
chúng ta cũng phải chấp nhận mức độ cạnh tranh lớn rất nhiều trong lĩnh
vực dịch vụ.
* Có những ý kiến cho rằng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chưa có một
chiến lược cụ thể, ông có đánh giá như thế nào về ý kiến trên?
Ông Võ Trí Thành: Nói như thế thì không đúng. Nếu hiểu
theo nghĩa rộng thì tư duy thay đổi, còn rất nhiều vấn đề chúng ta cần
tiếp tục hoàn thiện. Bắt đầu từ những năm 2000, khi chúng ta ký Hiệp
định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ thì tư duy đã thay đổi mạnh
mẽ, trong đó liên quan đến lĩnh vực dịch vụ.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, cách đây khoảng 5-7 năm về
trước chúng ta đã có nghiên cứu tổng thể, kể cả xây dựng lộ trình phát
triển ngành dịch vụ Việt Nam trong đó có xuất nhập khẩu là thương mại
dịch vụ Việt Nam.
* Vậy thì định hướng phát triển và giải pháp về chính sách nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu dịch vụ giai đạon từ nay đến năm 2020 sẽ được thực hiện
như thế nào, thưa ông?
Ông Võ Trí Thành: Trong tương lai gần chúng ta ngày
càng phải mở cửa hơn nhưng mức độ, liều lượng nhất định tuy nhiên phải
dám chấp nhận cạnh tranh.
Chính sách đó phải thể hiện được tính liên kết lan toả giữa ngành dịch
vụ với toàn bộ nền kinh tế, đơn cử như chuỗi giá trị trong đó có rất
nhiều dịch vụ khác như nghiên cứu, triển khai, sản xuất, marketing, phân
phối, bán hàng...
Ngoài ra phải nâng cao dần năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam, trong đó quan trọng nhất là chú trọng phát triển nguồn nhân lực và
việc nắm bắt thông tin, vấn đề này là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc nắm bắt, xử lý thông tin.
Việt Nam là nước đi sau nên phải biết học hỏi.
* Theo ông các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ cần lưu ý
những yếu tố gì để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
của mình?
Ông Võ Trí Thành: Chỉ cần 3 điểm dó là con người, thông tin và sự học hỏi.
* Cảm ơn ông!
Theo: InfoTV
Comments[ 0 ]
Post a Comment