TTHC 5.1: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại (thủ công – điện tử)
1. Trình tự thực hiện:
I. Thực hiện bằng phương thức thủ công:
- Đối với người khai hải quan:
Khai và nộp hồ sơ hải quan
- Đối với cơ quan hải quan:
Bước
1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan;
kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng
hoá:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan.
2. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng):
3. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
4. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
5. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
6. Kiểm tra hồ sơ hải quan
7.
Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo
khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
8. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
9-
Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ
được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra
thực tế hàng hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:
1. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá
2. Kiểm tra thực tế hàng hóa
3. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra
4. Xử lý kết quả kiểm tra
5. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan:
4. Chuyển hồ sơ sang bước 4 (có Phiếu bàn giao hồ sơ mẫu 02/PTN-BGHS/2009).
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
II. Thực hiện bằng phương thức điện tử:
- Đối với người khai hải quan:
1. Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá trên Hệ thống khai hải quan điện tử.
2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.
3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn:
3.1.
Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”, thực hiện việc sửa
đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải
quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.
3.2.
Nhận “Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn làm
thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực
hiện:
a.
Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan”
hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.
b. Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá
c. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá.
d. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra;
đ.
Đối với hàng hóa được Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan
điện tử cho phép “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” tại
tiết a, b, c, d Điểm này thì sau khi đã giải phóng hàng hoặc mang hàng
hoá về bảo quản người khai hải quan phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu
của cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá.
4.
Đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu,
người khai hải quan khai bổ sung thông tin về chứng từ vận tải chính
thức hoặc hoá đơn tài chính (đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào doanh
nghiệp chế xuất) và nhận “Thông báo đã thực xuất” của cơ quan hải quan.
5.
Người khai hải quan được phép chậm nộp/xuất trình bản chính một số
chứng từ trong hồ sơ hải quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với
hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp
luật và phải khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải quan điện tử. Người
khai hải quan phải khai hoặc nộp hoặc xuất trình các chứng từ theo yêu
cầu cơ quan hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan điện tử.
- Đối với cơ quan hải quan:
1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử.
2. Trường hợp không chấp nhận, cơ quan hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ lý do.
3.
Đối với tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận, cơ quan hải quan cấp
số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức
sau:
3.1.
Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan”
hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.
3.2.
Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi
cho phép thông quan hàng hoá. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra
chứng từ, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan; Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp
vụ khác theo quy định.
3.3.
Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra
trước khi cho phép thông quan hàng hoá. Công chức hải quan tiếp nhận,
kiểm tra chứng từ cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan; in 02 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy theo
mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy”, ký tên, đóng dấu công
chức và yêu cầu người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên; giao người khai
hải quan 01 bản cùng 01 Tờ khai hải quan điện tử in; 01 bản lưu hồ sơ.
Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp vụ khác
theo quy định.
3.4. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra;
Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 3.3.
Công
chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá, cập nhật kết quả kiểm tra vào
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; in 02 phiếu ghi kết quả kiểm
tra hàng hóa theo mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa”, ký tên,
đóng dấu công chức và yêu cầu người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên;
giao người khai hải quan 01 bản cùng 01 Tờ khai hải quan điện tử in; 01
bản lưu hồ sơ. Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu
nghiệp vụ khác theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
I/Thực hiện bằng phương thức thủ công:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
II/Thực hiện bằng phương thức điện tử:
Gửi nhận thông tin qua hệ thống khai hải quan điện tử đã được nối mạng với cơ quan hải quan qua CVAN
3. Hồ sơ yêu cầu:
I. Thực hiện bằng phương thức thủ công:
1) Thành phần hồ sơ gồm:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp
đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương
đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) đối
với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu
thanh khoản, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng
xuất khẩu: nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao.
Hợp
đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là
ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng
Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
c) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
c.1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;
c.2)
Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo
quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản
sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu,
lập phiếu theo dõi trừ lùi;
c.3) Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính;
c.4) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm:
c.4.1)
Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được
đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh
mục: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
c.4.2)
Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp
hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá
không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng
thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy
định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu
(đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản
chính để đối chiếu;
c.4.3) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;
c.4.4) Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
2) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
II. Thực hiện bằng phương thức điện tử:
- Thành phần hồ sơ:
1. Tờ khai hải quan điện tử: Bản điện tử;
Trong
trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan
có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử và một số chứng từ được in ra
giấy theo mẫu quy định, gồm: Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu, Phụ lục
tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu (nếu có), Bản kê (nếu có);
2.
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng: 01 bản điện tử hoặc bản sao ở dạng giấy; hợp đồng uỷ
thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác) 01 bản sao;
Hợp
đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là
ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải kèm theo bản dịch ra tiếng
Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
3. Trong trường hợp cụ thể dưới đây hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu phải có thêm các chứng từ sau:
a. Chứng từ vận tải chính thức
(là chứng từ cuối cùng mà người gửi hàng nhận từ người vận tải. Nếu
thanh toán theo phương thức tín dụng thì chứng từ này được ngân hàng
chấp nhận thanh toán): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính hoặc
hoá đơn tài chính đối với hàng hoá bán cho doanh nghiệp chế xuất trong
trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác nhận thực
xuất;
b. Bản kê chi tiết hàng hoá trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính;
c.
Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp
luật: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu
nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi
trừ lùi;
d. Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu hồ sơ tương tự hồ sơ điểm c4 phương thức thủ công.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4.Thời hạn giải quyết:
-
Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi
người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của
pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
-
Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận
tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu
cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+
Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong
trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì
thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
6.Cơ quan thực hiện thủ tục:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
7.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập
8.Lệ phí: có (Mức: 20.000 đồng/ tờ khai)
9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu bảng biểu: Tờ
khai hải quan (QĐ 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001), Tờ khai hải quan điện
tử xuất khẩu (Mẫu 3a Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 222/TT-BTC ngày
25/11/2009 của Bộ Tài chính); Tờ khai trị giá (Mẫu 2 Phụ lục I ban hành
kèm Thông tư 222/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật
Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan;
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Nghị
định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định
thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ; Quyết định số 149/2005/QĐ-TTG ngày 20/06/2005;
Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/08/2009;
Thông
tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử
Thông
tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
Thông
tư số 51/2012/TT-BTC điều chỉnh hiệu lực thi hành của Thông tư số
15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính và ban hành mẫu tờ khai
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
TTHC 5.2: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại (thủ công- điện tử)
1. Trình tự thực hiện:
I. Thực hiện bằng phương thức thủ công:
- Đối với người khai hải quan:
Khai và nộp hồ sơ hải quan
- Đối với cơ quan hải quan:
Bước
1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan;
kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng
hoá:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan.
2. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng):
3. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
4. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
5. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
6. Kiểm tra hồ sơ hải quan
7.
Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo
khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
8. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
9-
Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ
được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra
thực tế hàng hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:
1. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá
2. Kiểm tra thực tế hàng hóa
3. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra
4. Xử lý kết quả kiểm tra
5. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan:
4. Chuyển hồ sơ sang bước 4 (có Phiếu bàn giao hồ sơ mẫu 02/PTN-BGHS/2009).
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
II. Thực hiện bằng phương thức điện tử:
- Đối với người khai hải quan:
1. Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá trên Hệ thống khai hải quan điện tử.
2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.
3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn:
3.1.
Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”, thực hiện việc sửa
đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải
quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.
3.2.
Nhận “Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn làm
thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực
hiện:
a.
Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan”
hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.
b. Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá
c. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá.
d. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra;
đ.
Đối với hàng hóa được Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan
điện tử cho phép “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” tại
tiết a, b, c, d Điểm này thì sau khi đã giải phóng hàng hoặc mang hàng
hoá về bảo quản người khai hải quan phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu
của cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá.
4.
Đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu,
người khai hải quan khai bổ sung thông tin về chứng từ vận tải chính
thức hoặc hoá đơn tài chính (đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào doanh
nghiệp chế xuất) và nhận “Thông báo đã thực xuất” của cơ quan hải quan.
5.
Người khai hải quan được phép chậm nộp/xuất trình bản chính một số
chứng từ trong hồ sơ hải quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với
hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp
luật và phải khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải quan điện tử. Người
khai hải quan phải khai hoặc nộp hoặc xuất trình các chứng từ theo yêu
cầu cơ quan hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan điện tử.
- Đối với cơ quan hải quan:
1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử.
2. Trường hợp không chấp nhận, cơ quan hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ lý do.
3.
Đối với tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận, cơ quan hải quan cấp
số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức
sau:
3.1.
Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan”
hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.
3.2.
Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi
cho phép thông quan hàng hoá. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra
chứng từ, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan; Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp
vụ khác theo quy định.
3.3.
Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra
trước khi cho phép thông quan hàng hoá. Công chức hải quan tiếp nhận,
kiểm tra chứng từ cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan; in 02 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy theo
mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy”, ký tên, đóng dấu công
chức và yêu cầu người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên; giao người khai
hải quan 01 bản cùng 01 Tờ khai hải quan điện tử in; 01 bản lưu hồ sơ.
Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp vụ khác
theo quy định.
3.4. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra;
Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 3.3.
Công
chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá, cập nhật kết quả kiểm tra vào
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; in 02 phiếu ghi kết quả kiểm
tra hàng hóa theo mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa”, ký tên,
đóng dấu công chức và yêu cầu người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên;
giao người khai hải quan 01 bản cùng 01 Tờ khai hải quan điện tử in; 01
bản lưu hồ sơ. Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu
nghiệp vụ khác theo quy định
2. Cách thức thực hiện:
I/Thực hiện bằng phương thức thủ công:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
II/Thực hiện bằng phương thức điện tử:
Gửi nhận thông tin qua hệ thống khai hải quan điện tử đã được nối mạng với cơ quan hải quan qua CVAN
3. Hồ sơ yêu cầu:
I. Thực hiện bằng phương thức thủ công:
1) Thành phần hồ sơ gồm:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp
đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương
đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu): nộp 01 bản sao; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;;
Hợp
đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là
ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng
Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính;
d) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered;
Đối
với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn
thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải
quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối
với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí
được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì
nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
e.1)
Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng
gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương
như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật;
e.2) Giấy
đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo
kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng,
của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm,
của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với
hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về
chất lượng, về an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;
e.3) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính;
e.4)
Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ
khai trị giá theo quy định của Bộ Tài chính: nộp 02 bản chính;
e.5)
Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo
quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản
sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu,
lập phiếu theo dõi trừ lùi;
e.6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp:
e.6.1)
Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp
dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có
trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam
và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu
người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
e.6.2)
Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở
trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của
cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
e.6.3)
Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở
trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế
chống phần biệt dối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn
ngạch thuế quan;
e.6.4)
Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc
đa phương mà Việt Nam là thành viên;
C/O
đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay
thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O
sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
e.7)
Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại
Điều 100 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 phải có:
e.7.1)
Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được
đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh
mục: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
e.7.2)
Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp
hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá
không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng
thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó có quy
định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu
(đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản
chính để đối chiếu;
e.7.3) Đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư có sử dụng thường xuyên năm trăm đến năm nghìn lao động phải có:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án khi đi vào hoạt động sử dụng thường xuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động;
- Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng thường xuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động.
e.7.4) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;
e.7.5) Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
e.8)
Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy
định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài
chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ
không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước đối với
hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu
thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01
bản chính;
Trường
hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA
không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của
pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ
định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá
trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối
với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác
nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác
không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu):
nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
e.9)
Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản
lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính
để đối chiếu;
e.10)
Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc,
thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên
dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để
tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu
bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:
e.10.1)
Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu và hợp đồng bán hàng cho
các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh
toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ
định thầu nhập khẩu: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;
e.10.2)
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo
hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp
nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;
e.10.3)
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực
hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên
nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác
nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa
học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính;
e.10.4)
Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc,
thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính;
e.10.5)
Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay,
dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính;
e.10.6)
Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn
khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng
cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính;
e.11.)
Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của
Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với
hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho
quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng:
nộp 01 bản chính;
e.12.)
Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng
hoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên
liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Khi làm thủ tục hải quan,
doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu
tại cơ quan hải quan);
e.13)
Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng
hoá tiêu thụ trong nước đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh
mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng sử dụng làm vật tư,
nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước (doanh
nghiệp muốn được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày cho hàng hóa này thì
phải đăng ký trước khi nhập khẩu với cơ quan hải quan tương tự như cách
đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Khi làm thủ tục
hải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng
bản lưu tại cơ quan hải quan).
2) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
II. Thực hiện bằng phương thức điện tử:
- Thành phần hồ sơ:
1. Tờ khai hải quan điện tử: Bản điện tử;
Trong
trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan
có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử và một số chứng từ được in ra
giấy theo mẫu quy định, gồm: Tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu, Phụ lục
tờ khai hải quan điện tử (nếu có), Bản kê (nếu có);
2.
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng: 01 Bản điện tử hoặc bản sao; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
hàng hoá (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;
Hợp
đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là
ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải kèm theo bản dịch ra tiếng
Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
3. Hóa đơn: bản điện tử hoặc 01 bản chính;
4.
Chứng từ vận tải chính thức (trừ hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế
quan và nội địa): 01 bản chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện
tử; 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ
copy;
Đối
với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn
thì người khai hải quan khai thông tin mã số gói bưu kiện, bưu phẩm hoặc
sử dụng danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối
với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí
được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì
sử dụng bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
5. Trong các trường hợp cụ thể dưới đây hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu phải có thêm các chứng từ sau:
a.
Bản kê chi tiết hàng hoá trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại
hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản điện tử hoặc 01 bản chính hoặc 01 bản
fax, telex, điện báo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải
kiểm tra về chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
động thực vật: 01 bản chính của Giấy đăng ký kiểm tra hoặc Giấy thông
báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm
tra nhà nước có thẩm quyền;
c. Chứng thư giám định trong trường hợp hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: bản điện tử hoặc 01 bản chính;
d. Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu trong trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Bản khai điện tử;
đ.
Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp
luật: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu
nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi
trừ lùi;
e. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): bản điện tử hoặc 01 bản chính trong các trường hợp như quy định tại điểm e.6 phần thực hiện theo phương thức thủ công.
g. Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu (quy định như điểm e.7 phần thực hiện theo phương thức thủ công)
h. Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại (quy định như điểm e.8 phần thực hiện theo phương thức thủ công)
i.
Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản
lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính
để đối chiếu;
k.
Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc,
thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên
dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để
tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu
bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có các chứng từ như
quy định tại điểm e.10 phần thực hiện theo phương thức thủ công
l.
Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của
Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với
hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho
quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng:
nộp 01 bản chính;
m.
Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng
hoá tiêu thụ trong nước đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh
mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng sử dụng làm vật tư,
nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước. Doanh
nghiệp muốn được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày cho hàng hóa này thì
đăng ký trước khi nhập khẩu với Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục
hải quan điện tử theo mẫu quy định. Khi làm thủ tục hải quan, người khai
hải quan không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại
cơ quan hải quan;
n. Các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan: bản điện tử hoặc 01 bản sao.
3.
Các giấy tờ là bản sao quy định tại Điều này do người đứng đầu thương
nhân hoặc người được người đứng đầu thương nhân uỷ quyền xác nhận, ký
tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của
các giấy tờ này.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.Thời hạn giải quyết:
-
Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi
người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của
pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
-
Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận
tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu
cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+
Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong
trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì
thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức
6.Cơ quan thực hiện thủ tục:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
7.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận tờ khai
8.Lệ phí: có (Mức: 20.000 đồng/ tờ khai)
9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu bảng biểu:
Tờ
khai hải quan; Tờ khai trị giá (Thông tư 205/2010/TT-BTC); Tờ khai hải
quan điện tử nhập khẩu (Mẫu 3a Phụ lục II ban hành kèm Thông tư
222/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính); Tờ khai trị giá (Mẫu 2 Phụ
lục I ban hành kèm Thông tư 222/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài
chính)
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật
Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan;
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Nghị
định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định
thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ; Quyết định số 149/2005/QĐ-TTG ngày 20/06/2005;
Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/08/2009;
Thông
tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử
Thông
tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
Thông
tư số 51/2012/TT-BTC điều chỉnh hiệu lực thi hành của Thông tư số
15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính và ban hành mẫu tờ khai
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
TTHC 5.3: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan 01 lần
1. Trình tự thực hiện:
1. Thủ tục đăng ký tờ khai một lần
a)
Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với
từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...)
thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
c)
Chi cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01
sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp.
2. Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a)
Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định
đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp
khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo
dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b)
Lãnh đạo Chi cục Hải quan căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống
quản lý rủi ro thông báo khi đăng ký tờ khai hải quan và tình hình thực
tế tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu từng lần để quyết định hình thức,
mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu cho phù
hợp.
3. Thủ tục thanh khoản tờ khai
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1)
Chậm nhất mười lăm ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh
nghiệp phải làm thủ tục thanh khoản tờ khai hải quan với Chi cục Hải
quan;
a.2) Nộp hồ sơ thanh khoản gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b)
Chi cục Hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng
lượng hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
3. Hồ sơ yêu cầu:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính;
-
Hợp đồng mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình
thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông
điệp dữ liệu: nộp 01 bản sao;
-
Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy
định của pháp luật): nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối
chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá
khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc
nhập khẩu ghi trên giấy phép);
-
Sổ và Phiếu theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (Sổ
theo mẫu 04-STD/2010; Phiếu theo mẫu 04A-PTD/2010 Phụ lục III ban hành
kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4.Thời hạn giải quyết:
-
Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi
người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của
pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
-
Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận
tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu
cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+
Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong
trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì
thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6.Cơ quan thực hiện thủ tục:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
7.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận tờ khai
8.Lệ phí: Có
9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu bảng biểu:
Tờ khai hải quan;
Phiếu ban hành kèm theo quy trình này, Phiếu yêu cầu nghiệp vụ (QĐ 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009)
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật
Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan;
Nghị
định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định
thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Thông
tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Thông
tư số 51/2012/TT-BTC điều chỉnh hiệu lực thi hành của Thông tư số
15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính và ban hành mẫu tờ khai
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Comments[ 0 ]
Post a Comment