Thoạt
nhìn mức nhập siêu này không lớn, nhiều người còn kỳ vọng đây là dấu
hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế khi các doanh nghiệp đẩy mạnh
nhập khẩu để sản xuất. Tuy nhiên, nếu xét theo cơ cấu mặt hàng và thị
trường thì con số nhập siêu cũng đáng để suy ngẫm khi tình hình nhập
siêu với một số đối tác thương mại trong khu vực châu Á vẫn rất cao, đặc
biệt là nhập siêu từ Trung Quốc luôn cao nhất trong các quan hệ đối tác
thương mại song phương của Việt Nam. Thị trường trên 1 tỷ dân này là
điểm đến của hàng hóa xuất khẩu của tất cả các quốc gia trên thế giới và
cũng là thị trường nhập khẩu lớn của nhiều nước, Việt Nam cũng không là
ngoại lệ.
Xét
theo thị trường xuất khẩu, 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
sang châu Á tăng 12,9% nhưng chiếm tỷ trọng gần 52 %; xuất khẩu sang
châu Âu tăng 24,4% chiếm tỷ trọng 20,6%; sang châu Mỹ tăng 15,3%, chiếm
tỷ trọng 20,3%... Trong khi đó, nhập khẩu từ châu Á chiếm tỷ trọng tới
80,0% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam; châu Âu chỉ chiếm 9,6% còn
châu Mỹ là 6,0%.
Sự
mất cân đối ở một số thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
khiến tỷ lệ nhập siêu nới rộng, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc.
Năm 2012 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 16,4 tỷ USD trong khi
nhập siêu của cả nền kinh tế chỉ khoảng 780 triệu USD. Những tháng đầu
năm tỷ lệ nhập siêu từ thị trường này trung bình khoảng 2 tỷ USD/tháng.
Đơn cử như 5 tháng đầu năm khối lượng phân bón nhập khẩu các loại đạt
1,41 triệu tấn thì nguồn phân bón từ Trung Quốc, chiếm tới 40,65%; kim
ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 331 triệu USD thì nhập
khẩu từ Trung Quốc chiếm 46,67%.
Trong
khi Việt Nam xuất khẩu phần lớn là hàng nông lâm thủy sản, dầu thô,
than đá..., nhiều mặt hàng trong số này không được khuyến khích xuất
khẩu hoặc không chủ động được về giá bán thì hàng nhập về từ Trung Quốc
phần lớn lại là máy móc (chiếm 30%), nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ
sản xuất (chiếm khoảng 60%), hàng tiêu dùng.
Tiến
sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế
trung ương (CIEM)- nhận xét: Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo nhập siêu
ngày càng lớn từ Trung Quốc khi nền kinh tế, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu của quốc
gia này. “Nếu việc nhập khẩu này trục trặc, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp
khó khăn trong khi chúng ta hầu như chưa khai thác được gì nhiều để đẩy
mạnh xuất khẩu, nhất là hàng hóa có giá trị gia tăng cao vào thị trường
này”- ông Thành lo ngại.
Một
chuyên gia kinh tế lý giải: Nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn là chúng ta
phải nhập vật tư đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nguyên phụ liệu cho
gia công xuất khẩu và máy móc của các nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện
dự án tại Việt Nam. Hàng Việt Nam xuất đi thị trường này chưa đa dạng,
chủ yếu là nông- lâm- sản giá trị thấp hoặc xuất theo đường biên mậu nên
không ổn định.
Giải
pháp hạn chế nhập siêu cũng như giảm ảnh hưởng nhập khẩu từ một vài thị
trường lớn cần một chiến lược tổng thể và dài hơi. Các đề xuất được đưa
ra là phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao giá trị
gia tăng cho hàng xuất khẩu và cần có chính sách hợp lý đối với xuất-
nhập khẩu qua đường biên mậu để gia tăng hoạt động chính ngạch. Các
doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch khai phá thị trường mới, tận dụng
những lợi thế của những thị trường đã được hưởng ưu đãi thuế quan nhằm
tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Comments[ 0 ]
Post a Comment