Thông
tư 89 được Bộ Tài chính xây dựng căn cứ trên Nghị định số
109/2010/NĐ-CP Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và Pháp lệnh giá.
Giá
sàn thường được công bố vào thời điểm đầu vụ. Ngày 3-6-2013, trước khi
có quyết định của Thủ tướng cho triển khai chương trình mua tạm trữ 1
triệu tấn quy gạo vụ hè thu, VFA đã điều chỉnh giá sàn xuất khẩu đối với
2 loại gạo cấp thấp. Cụ thể giá sàn đối với gạo 35% tấm trước đây 365
đô la Mỹ/tấn, đã giảm còn 360 đô la Mỹ/tấn. Giá sàn với gạo 25% tấm là
360 đô la Mỹ/tấn.
Giá sàn, theo ông Phong, như là biện pháp mà hiệp hội dùng để đàm phán các hợp đồng xuất khẩu.
Trước
đó, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thuộc
Bộ Công Thương cho biết ấn định giá sàn gạo xuất khẩu và một số mặt hàng
khác đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về cạnh tranh.
Còn
ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam (Vasep) cho biết trong giai đoạn các bộ ngành lấy ý kiến
cho dự thảo nghị định sản xuất, kinh doanh cá tra, giá sàn cũng được đưa
vào dự thảo.
Mục
đích có khác với trường hợp của xuất khẩu gạo, đó là để hạn chế các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cạnh tranh, phá giá lẫn nhau. Tuy nhiên,
ông cho rằng biện pháp giá sàn vừa là một cách làm không hay, vừa rất dễ
bị các tổ chức ở nước ngoài sử dụng không có lợi cho Việt Nam.
“Hiệp
hội không thể tạo ra giá sàn và bắt các doanh nghiệp phải theo. Chỉ có
Chính phủ mới có khả năng và quyền hạn đặt ra giá sàn và đảm bảo nó được
thực thi. Tuy nhiên đó sẽ là một mệnh lệnh hành chính, một biện pháp
lạc hậu, không tuân theo quy luật thị trường và dễ bị cho rằng Chính phủ
đang can thiệp vào kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu”, ông nói.
Comments[ 0 ]
Post a Comment