Thương mại song phương khiêm tốn
Lâu nay, quan hệ hợp tác kinh tế- thương
mại giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan
(LMHQ) mặc dù có tăng trưởng, nhưng còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng
với tiềm năng và quan hệ truyền thống của các bên.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt
Nam, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga trong năm 2012 đạt
2,55 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu sang Nga 1,619 tỷ USD, nhập khẩu 831
triệu USD). Đối với Belarus, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 174
triệu USD (Việt Nam xuất khẩu sang Belarus 7 triệu USD và nhập khẩu 167
triệu USD). Với Kazakhstan, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 86
triệu USD (Việt Nam xuất khẩu 72 triệu USD và nhập khẩu 14 triệu USD).
Nga gia nhập WTO- Việt Nam có lợi gì?
LMHQ bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày
1/1/2010, thống nhất quản lý về thuế quan và các quy định về phi thuế
quan trong hoạt động xuất nhập khẩu của các nước thành viên. Riêng thị
trường Nga, sau khi gia nhập WTO, Nga bắt đầu tiến hành giảm thuế nhập
khẩu và gỡ bỏ một số hàng rào phi thuế quan cho hàng hóa của các thành
viên WTO theo cam kết.
Theo đó, từ tháng 8/2012, sau khi chính
thức trở thành thành viên của WTO, Nga giảm thuế nhập khẩu bình quân cho
tất cả các loại hàng hóa xuống còn 7,8% so với mức 10% của năm 2011;
thuế các mặt hàng nông nghiệp giảm từ 13,2% xuống còn 10,8%; thuế hàng
chế tạo cũng giảm từ 9,5% xuống 7,3%. Nga đã chính thức giảm 30% dòng
thuế. Sau 3 năm nữa, Nga sẽ điều chỉnh giảm 30% dòng thuế tiếp theo, bao
gồm máy vi tính và hàng điện tử. Một số mặt hàng nhạy cảm có thời gian
điều chỉnh giảm thuế lâu hơn như thịt heo sau 8 năm; ô tô, máy bay trực
thăng, máy bay dân dụng sau 7 năm.
Để phù hợp với các cam kết gia nhập WTO,
Nga sẽ áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan của LMHQ dành cho các nước kém
phát triển và đang phát triển. 152 quốc gia sẽ được hưởng chính sách
này khi xuất khẩu hàng hóa vào Nga, với thuế suất 0% đối với nhóm các
mặt hàng ưu đãi. Theo lộ trình thuế nhập khẩu của Nga, thuế nhập khẩu
đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam cũng sẽ được giảm ngay như hàng điện
máy và thiết bị (giảm 7 lần so với thuế suất hiện tại), dệt may (2
lần), chè (2 lần), thủy hải sản (4,8 lần)...
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Nga được giảm thêm 25% thuế quan so với mức thuế Nga cam kết vì
Việt Nam nằm trong nhóm các nước hưởng ưu đãi thuế quan của LMHQ. Đây là
cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
sang Nga nói riêng và các nước LMHQ nói chung.
Việc Nga gia nhập WTO và
LMHQ xúc tiến ký kết hiệp định FTA với Việt Nam là những điều kiện vô
cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường rộng lớn và đầy tiềm năng này.
|
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
Với việc Hiệp định thương mại tự do
(FTA) giữa Việt Nam và LMHQ được ký kết, nhiều hàng rào phi thuế quan
(thủ tục hải quan, thanh toán hàng hóa, quy định kỹ thuật...) với thị
trường này sẽ được gỡ bỏ; nhiều loại thuế sẽ được cắt giảm; điều kiện
phát triển dịch vụ (bao gồm du lịch, dịch vụ kiều hối...) và đầu tư sẽ
thuận lợi hơn.
Đồng thời, với việc Việt Nam được chọn
là đối tác đàm phán FTA đầu tiên của LMHQ tại khu vực châu Á, khi FTA
được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường LMHQ
sớm hơn, với các điều kiện ưu đãi hơn các đối tác khác. Những mặt hàng
của Việt Nam có khả năng tăng xuất khẩu vào thị trường LMHQ bao gồm: Dệt
may, giày dép, đồ gỗ, điện thoại và linh kiện, thực phẩm, thủy, hải
sản, rau quả, gạo, hạt điều, cà phê và chè.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế đó, các
doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ
các đối thủ được hưởng ưu đãi thuế khi Nga thực hiện cam kết gia nhập
WTO. Hàng hóa Việt Nam cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu
chuẩn, chất lượng và quy tắc xuất xứ hàng hóa của LMHQ.
Comments[ 0 ]
Post a Comment